Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum teen trang dinh !!!
Diễn đàn là nơi bạn có thể giao lưu, chia sẻ, kết bạn, học hỏi
Bạn là thành viên 4rum ? Vậy ý kiến của bạn về Forum thì sao ?
Bạn có muốn tham gia diễn đàn ?
Hãy đăng ký thành viên ngay hôm nay để có thể viết lên ý kiến của mình,đóng góp bài viết,chia sẻ cùng nhau xây dựng một diễn đàn lớp càng ngày càng phát triển
Forum còn đang xây dựng nên còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của tất cả các bạn, để web nhà mình được tốt hơn. !
Chân Thành Cảm ơn Các Bạn Rất Nhiều !
-:- Admin -:-
Teen.Tràng Định
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Forum teen trang dinh !!!
Diễn đàn là nơi bạn có thể giao lưu, chia sẻ, kết bạn, học hỏi
Bạn là thành viên 4rum ? Vậy ý kiến của bạn về Forum thì sao ?
Bạn có muốn tham gia diễn đàn ?
Hãy đăng ký thành viên ngay hôm nay để có thể viết lên ý kiến của mình,đóng góp bài viết,chia sẻ cùng nhau xây dựng một diễn đàn lớp càng ngày càng phát triển
Forum còn đang xây dựng nên còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của tất cả các bạn, để web nhà mình được tốt hơn. !
Chân Thành Cảm ơn Các Bạn Rất Nhiều !
-:- Admin -:-
Teen.Tràng Định
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
tuổi : 31 số bài gửi : 271 điểm kinh nghiệm : 536488 được cảm ơn : 5 ngày tham gia : 03/04/2010 Đến từ : nơi cuối con đường
Tiêu đề: VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRÀNG ĐỊNH
Tiêu đề:
Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng: “ Vì sao một huyện miền núi, với diện tích không lớn, chỉ có 1.011,98km2, dân số các dân tộc không đông chỉ khoảng 6,5 vạn người (năm 2010) mà tồn tại được trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, không những tồn tại mà còn phát triển không ngừng; Vì sao con người các dân tộc nơi đây lại xây dựng được cho mình một truyền thống văn hoá thống nhất trong đa rạng, vừa có tâm hồn rộng mở, tiếp thu cái hay cái đẹp của văn hoá các dân tộc khác, đồng thời vẫn giữ gìn được cái cốt lõi của bản sắc văn hoá từng dân tộc.” ........Khi được giao nhiệm vụ viết một bài giới thiệu về mảnh đất Tràng Định thân yêu này, nhóm thực hiện chúng tôi thực sự rất băn khoăn không biết nên bắt đầu từ đâu, nên viết thế nào cho hay, dễ hiểu mà nêu lên được một cách tổng quát,đầy đủ nhất các đặc điểm tự nhiên, văn hoá đặc sắc của huyện nhà, đồng thời để giải đáp được các câu hỏi vì sao ở trên. Đó cũng là khó khăn mà chúng tôi phải tìm cách khắc phục cho dù năng lực còn nhiều hạn chế. ........Tràng Định - mảnh đất biên cương nơi, địa đầu của Tổ quốc, là mảnh đất có truyền thống lâu đời, nằm ở phía bắc của tỉnh Lạng Sơn. Huyện cách thành phố Lạng Sơn 67 km theo đường quốc lộ 4A, phía bắc giáp huyện Thạch An (Cao Bằng); phía tây bắc giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn); phía nam và tây nam giáp huyện Văn Lãng, huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía đông và đông bắc có đường biên giới với huyện Long Châu, khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc dài 52 km đi qua 4 xã của huyện Tràng Định là xã Đào Viên, xã Tân Minh, xã Đội Cấn, xã Quốc Khánh. ........Về đơn vị hành chính, Tràng Định gồm 01 thị trấn (Thất Khê) và 22 xã (Đại Đồng, Hùng Sơn, Đề Thám, Chi Lăng, Tri Phương, Kháng Chiến, Hùng Việt, Quốc Việt, Kim Đồng, Tân Tiến, Chí Minh, Trung Thành, Tân Minh, Đào Viên, Đội Cấn, Quốc Khánh, Bắc Ái, Tân Yên, Cao Minh, Khánh Long, Đoàn Kết, Vĩnh Tiến). ........Vùng lòng chảo Thất Khê có độ cao trung bình trên dưới 200n, nơi đây có cánh đồng Thất Khê rộng trên 1.300 ha là cánh đồng lớn nhất, vựa lúa của tỉnh Lạng Sơn. Đây là vùng đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa nước và các loại cây hoa màu. Là quê hương của những giống lúa gạo thơm ngon đã nổi tiếng như gạo nếp trời, gạo mật ong, gạo ăn quên cả phần chồng.
Enlarge this image Click to see fullsize
(Cánh đồng lúa thất khê)
........Vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 450 – 550 m chiếm tới 96% diên tích rừng. Xen giữa các đồi núi có các thung lũng nhỏ ven sông, suối, được khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa hoặc hoa màu. ........Ngoài ra, huyện còn có một số núi đá vôi nằm ở phía bắc của huyện thuộc các xã Tri Phương, Quốc Khánh, Chí Minh, Chi Lăng. Đây là nguồn cung cấp đá, vôi cho xây dựng cơ bản của huyện. ........Khí hậu Tràng định ấm áp hơn so với các tiểu vùng khác trong tỉnh, ở đây ít thấy xuất hiện sương muối, thậm chí còn ít hơn cả Chi Lăng và Hữu Lũng là những huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng sơn. Lượng mưa hàng năm khoảng 1.400 mm. ........Mạng lưới sông suối của Tràng Định phân bố tương đối đồng đều, gồm 3 sông (sông Kỳ Cùng, sông Bắc Giang - thường gọi là sông Văn Mịch, sông Bắc Khê) và 7 suối (Nặm Ăn, Khuổi Mịt, Pác Chác, Khuổi Sao, Khuổi Nộc, Khuổi Nghìn, Khuổi Luông). ........Với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, tơi xốp, nguồn nước dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Tràng Định tập trung sản xuất các loại cây lương thực: Lúa, ngô, khoai, sắn, đỗ tương và các loại cây ăn quả nổi tiếng: Mận, lê, cam, quýt...Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư tập trung tương đối sớm, thị trấn Thất Khê trở thành nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa nông, lâm, thổ sản. Các ngành dịch vụ sản xuất như đan lát, mộc, rèn, đồ gốm, chế biến các món ăn đặc sản nổi tiếng như Vịt quay sớm được phát triển... Vịt quay thất khê không chỉ là niềm tự hào riêng của Tràng định, thậm chí Lạng sơn mà tiếng thơm tho của nó còng vượt qua ranh giới các tỉnh trong nước và qua cả biên giới quốc gia. ........Như vậy xét về mặt lãnh thổ, Tràng Định vừa có núi, có rừng, có thung lũng đất bằng, có sườn núi đồi tương đối dốc, có 3 sông, 7 suối, có thảm thực vật và hệ động vật, nghĩa là có điều kiện tối thiểu để sản xuất kinh tế, trồng trọt lúa, hoa màu các cây công nghiệp dài, ngắn ngày và làm các ngành nghề thủ công, công nghiệp khai khoáng, không những có khả năng nuôi sống con người xoá đói giảm nghèo mà còn có thể đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, làm cho đời sống nhân dân được nâng cao về vật chất và tinh thần hấp thụ các thành tựu, tiện nghi của văn minh hiện đại, không những làm giàu cho địa phương mình, mà còn góp phần làm giàu cho đất nước. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói ở trên, các điều kiện tự nhiên ở trên chỉ là điều kiện tối thiểu để phát triển. Sẽ thật khó để một huyện miền núi như Tràng Định vẫn đứng vững và phát triển với những nét đặc trưng rất riêng trong hàng thiên niên kỷ qua nếu không có sự đóng góp to lớn của con người nơi đây. Những người đã tạo nên Tràng định - mảnh đất biên cương nhưng đậm đà bản sắc và truyền thống dân tộc.
Enlarge this image Click to see fullsize
(Sông Bắc khê)
........Đi khắp mọi miền đất nước, không nơi đâu không biết đến câu ca dao nổi tiếng: “ ... Ai lên xứ lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mảng vui quên hết lời em dặn dò...”
........Mọi người đều biết đến văn hoá Lạng Sơn, hay còn gọi là Văn hoá Xứ Lạng là một tiểu vùng của một vùng văn hoá lớn nước ta là vùng văn hoá Đông - Bắc. ........Đặc điểm lớn nhất của vùng văn hoá Đông Bắc là văn hoá long chảo, thung lũng, làm ruộng lúa nước chủ yếu. Ở đây có khá nhiều dân tộc. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao, có ảnh hưởng lớn đến các dân tộc thiểu số trong vùng là các dân tộc tày và Nùng: Tiếng Tày - Nùng trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính trong vùng. ........Văn hoá các dân tộc Tràng Định là một bộ phận hữu cơ của tiểu vùng văn hoá Xứ Lạng. Văn hoá các dân tộc ở đây rất phong phú, đa rạng, thể hiện trong sắc thái văn hoá cấp độ dưới tiểu vùng (cảnh quan, lãnh thổ), trong văn hoá nhóm ngôn ngữ và tiếng dân tộc riêng biệt. Từ bao đời nay, Tràng Định là địa bàn quần cư của nhiều dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa... ........Nói về văn hoá cảnh quan của Huyện, ta thấy có văn hoá cư dân Tày và Nùng làm ruộng nước, định cư ở thung lũng lòng chảo, tiêu biểu là cánh đồng Thất khê. Cũng ở Tràng định ta thấy văn hoá rẻo cao của các cư dân Dao, Hmông trồng trọt nương rẫy, du canh du cư. Ta còn thầy cư dân ở thị trấn buôn bán như người Kinh, người Hoa. Về sắc thái văn hoá nhóm ngôn ngữ, ở Tràng Định có gần đủ các sắn thái văn hoá các nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (Tày và Nùng), Dao - Hmông ,Hán (người hoa) và Việt - Mường (người kinh). Như vậy, văn hoá các dân tộc ở Tràng Định cũng là bức tranh thu nhỏ (tuy chưa thật đầy đủ) của vùng văn hoá Đông - Bắc. Điều quan trong ở đây là hai dân tộc có số dân đông và có nhiểu ảnh hưởng đến các dân tộc thiểu số khác ở Đông - Bắc là các dân tộc Tày - Nùng thì đều có mặt.
Enlarge this image Click to see fullsize
........Người Hmông và người Dao vẫn làm nương rẫy, du cư ở rẻo cao, vẫn còn giữ được các nét truyền thống trong văn hoá dòng họ và Tô tem giáo, Sa man giáo. ........Người Hoa mang lại cho Tràng Định các yếu tố văn hoá Hán làm cho mảng màu văn hoá huyện thêm sinh động. Cư dân Tày - Nùng nổi bật ở nghề trồng lúa nước với các biện pháp kỹ thuật rất cao, trước đây nổi tiếng với chế độ thổ ty, trong tín ngưỡng còn giữ lại các nét điển hình như hội lồng tồng (xuống đồng) và rất nhiều nghi lễ liên quân đến cầu mùa của cư dân trồng trọt. Người Nùng ở đây vẫn còn giữ kiểu rào bản làng phòng thủ rất điển hình ở vùng biên giới. ........Trong văn hoá các dân tộc ở Tràng định, trong mối quan hệ giữa các dân tộc có một hiện tượng rất lý thú, đó là trong cư dân Tràng Định, bên cạnh người tày lâu năm còn có một bộ phận người Tày mới, gọi là Lưu quan. Đó là con cháu của những quan lại người Kinh ở miền xuôi lên trấn nhiệm ở Tràng Định. Cùng với họ là vợ con, thân nhân gia đình, dòng họ. Đi theo họ là các binh lính đồn trú. Từ đời này qua đời khác, họ đã tày hoá. ........Nói đến Tràng Định không thể chỉ nói về truyền thống văn hoá các dân tộc, bởi truyền thống yêu nước và cánh mạng nơi đây cũng chính là một truyền thống lịch sử đáng tự hào của người dân địa phương. Từ xa xưa Tràng Định là lãnh thổ không thể tách rời, là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Từ khi có Đảng, có Bác, truyền thống cách mạng được hun đúc, tôi luyện, đã trở thành ngọn lửa thử vàng. Tràng Định có vinh dự lớn nằm trong phạm vi nôi của cách mạng Việt Nam, nằm trong chiến khu Cao - Bắc - Lạng, nơi có chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Huyện ra đời năm 1938, nơi đóng vai trò quý báu trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và cách mạng tháng Tám và trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định đã sớm có truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, cùng nhau góp sức xây dựng và bảo vệ quê hương. Truyền thống tốt đẹp đó đã được đông đảo thế hệ trẻ của huyện gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay. ........Từ năm 1979 đến năm 1985, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ xung đột biên giới phía Bắc. Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, giữ vững các điểm cao, bảo vệ vững chắc biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
(Trụ sở Ủy ban nhân dân Huyện Tràng Định)
........Ghi nhận những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Tràng Định đã đạt được, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Tràng Định đã vinh dự được Nhà nước 2 lần phong tặng danh hiệu "Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân". ........Từ năm 1986 đến năm 2004, thời kỳ thực hiện sự nghiệp đổi mới và đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng bộ huyện Tràng Định đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Do xác định đúng định hướng phát triển, nên các mục tiêu kinh tế - xã hội cơ bản đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, chủ quyền biên giới quốc gia được đảm bảo. ........Trải qua quá trình phát triển, cùng với nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định đã góp phần viết nên những trang sử vàng chói lọi trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương, bảo vệ chủ quyền quốc gia, dân tộc. Từ các cuộc kháng chiến chống sự đô hộ của phong kiến phương bắc cho đến cuộc đấu tranh đánh Pháp, đuổi Nhật và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc huyện Tràng Định mà tiêu biểu là lực lượng thanh niên đã nêu cao ngọn cờ độc lập dân tộc, không ngại hy sinh gian khổ, khẳng định ý chí sắt đá không khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào để giữ vững độc lập dân tộc. Truyền thống tốt đẹp ấy được lưu giữ đến ngày nay đã trở thành bài học lịch sử quý giá đối với nhân dân Tràng Định nói chung, thanh niên Tràng Định nói riêng. Đó là kết tinh của truyền thống yêu quê hương, đất nước, truyền thống đấu tranh cách mạng đã được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử. ........Nối tiếp truyền thống cách mạng của quê hương, quân và dân Tràng Định bước vào công cuộc xây dựng và đổi mới, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Tràng Định đã đạt được nhiều thành tựu rất to lớn, cụ thể trên các lĩnh vực như sau: - Về kinh tế: ........Nền kinh tế của huyện phát triển ổn định và tăng trưởng liên tục với nhịp độ khá cao. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVIII (2005 -2010) đã đánh giá: “Kinh tế tăng trưởng khá, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,61%, đạt mục tiêu đại hội đề ra (10,5 - 11%). Tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp là 42,36%, ngành công nghiệp - xây dựng là 26,01%, ngành dịch vụ là 31,63%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2009 đạt 8,1 triệu đồng. [2, tr. 2]. Trong đó, kết quả đạt được trong từng ngành kinh tế như sau: ........Ngành nông - lâm nghiệp: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền cùng nỗ lực của người dân, ngành nông - lâm nghiệp Tràng Định đã có bước phát triển khá và trở thành nền kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế huyện. ........Nông nghiệp: Do được thiên nhiên ưu đãi cho một vùng đất màu mỡ, phì nhiêu nên từ xưa đến nay Tràng Định luôn được biết đến với danh hiệu vựa lúa của tỉnh Lạng Sơn. Năm 2005 kết thúc kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 10.353 ha, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 33.178 tấn. Năm 2009, tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 11.148,5 ha, tăng 7,5% so với năm 2005. Cây trồng có giá trị kinh tế cao nhu cây thạch đen năm 2009 đạt 2.026 ha, tăng 71,47% so với năm 2005, vượt mục tiêu đề ra 25%. Trong chăn nuôi, năm 2009, tổng đàn trâu có 14.216 con, giảm 35,13% so với năm 2005; tổng đàn bò có 1.026 con, giảm 52,38% so với năm 2005; tổng đàn lợn có 32.284 con, tăng 0,23% so với năm 2003. ........Lâm nghiệp: Cùng với sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp cũng là một trong những thế mạnh đã và đang được huyện quan tâm, phát triển bằng các chương trình trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Trong 5 năm (2005 - 2010), toàn huyện đã trồng mới được 7.818,1 ha cây các loại; trồng cây ăn quả các loại được 869 ha, đạt 173,8% mực tiêu đề ra; công tác giao đất giao rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng đạt nhiều kết quả, tình trạng phá rừng làm nương rẫy được ngăn chặn. Độ che phủ rừng tăng từ 51% năm 2005 lên 59% năm 2009. ........Ngành công nghiệp - xây dựng:Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: tiếp tục phát triển với các nghề chủ yếu của địa phương như: sản xuất gạch, khai thác cát, sỏi, đá. Năm 2009 sản xuất gạch 20,2 triệu viên tăng 83,63% so với năm 2005; khai thác cát, sỏi, đá được 31.550 m³ tăng 285% so với năm 2005. Xây dựng cơ bản: Trong 5 năm (2005 - 2010) xây dựng được 10 công trình trọng điểm như: đường vành đai biên giới, đường quốc lộ 4A qua thị trấn 3 km, đường 26 Văn Mịch - Thất Khê, Hội trường trung tâm huyện, đường quốc lộ 3B...; nâng cấp được nhiều công trình thủy lợi như đập Kéo Quân xã Tri Phương, hồ Cao Lan xã Quốc Khánh, đập Thâm Luông xã Hùng Sơn, nâng năng lực tưới tiêu của các công trình thủy lợi từ 1.950 ha năm 2005 lên 2.200 ha năm 2009. Toàn huyện có tổng chiều dài các tuyến đường ô tô là 383 km, trong đó có 95 km đường quốc lộ, 86 km đường tỉnh lộ, nhiều tuyến đường giao thông được sửa chữa, nâng cấp. Đến nay đã có 22/22 xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa.
( Thất khê ngày nay )
........Ngành thương mại, dịch vụ:Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân cư tập trung tương đối sớm, thị trấn Thất Khê trở thành nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa nông, lâm, thổ sản. Các ngành dịch vụ sản xuất như đan lát, mộc, rèn, đồ gốm, chế biến các món ăn đặc sản nổi tiếng như Vịt quay sớm được phát triển... Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn huyện ổn định, giá cả thị trường không có sự tăng giảm đột biến. Tổng mức luân chuyển hàng hóa bán lẻ ước đạt 235 tỷ đồng; xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới chủ yếu là nông lâm sản (thạch đen, sắn khô, hồi), sản phẩm chăn nuôi, nhập hàng tiêu dùng, các loại máy nông nghiệp, thủy điện nhỏ, máy bơm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 đạt 2,95 triệu USD, năm 2009 đạt 15 triệu USD. - Về chính trị: ........Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, kiện toàn một bước; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Công tác xây dựng Đảng đạt được một số kết quả tích cực trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hệ thống tổ chức Đảng từ huyện đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, đã tập trung củng cố các cơ sở yếu kém; đến nay toàn huyện có 54 tổ chức cơ sở Đảng, (trong đó 25 Đảng bộ trực thuộc và 29 chi bộ trực thuộc) và 374 chi bộ cơ sở. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm, bình quân mỗi năm kết nạp 205 đảng viên, hoàn thành mục tiêu xóa thôn "trắng", trường "trắng" đảng viên. Đến nay, toàn đảng bộ có 4.018 đảng viên, chiếm 6,96% dân số của toàn huyện. ........Vai trò của chính quyền cơ sở có sự chuyển biến tích cực, đã triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quyền làm chủ của nhân dân tiếp tục được phát huy. Công tác cải cách thủ tục hành chính, nhất là thực hiện “Tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ theo cơ chế một cửa” đạt nhiều kết quả quan trọng, giảm được thời gian và chi phí đi lại của nhân dân, tạo niềm tin trong quần chúng nhân dân đối với sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền ở địa phương. ........Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên cơ sở từng bước được kiện toàn về tổ chức; nội dung, phương thức hoạt động được đổi mới, đội ngũ cán bộ từng bước trưởng thành, tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào hành động cách mạng ở cơ sở.
(Bách hóa Tổng hợp)
- Về văn hóa - xã hội: ........Giáo dục từng bước được phát triển, huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2006. Kết quả trong 5 năm qua, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 98,2%; tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi; xây dựng được 07 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 02 trường trung học cơ sở và 05 trường tiểu học. ........Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, thực hiện tốt chế độ trực khám chữa bệnh cho nhân dân. Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được tăng cường, đến cuối năm 2009 có 57% số trạm y tế xã có bác sĩ (13/23), 100% số trạm có nữ hộ sinh, 100% số xã có trạm y tế, hầu hết là nhà kiên cố, có 22/22 xã và 01 thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; tỷ lệ giảm sinh hàng năm là 0,4%o, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm 1,2%, đến nay tỷ lệ này còn 20,5%. ........Hoạt động văn hóa,văn nghệ, thông tin, thể thao được đẩy mạnh. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được coi trọng. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay đã có 138/305 thôn bản, khu phố được công nhận làng văn hóa, 58% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa (8.326/14.344 hộ), xây dựng được 235 nhà văn hóa, nhà họp thôn. Mạng lưới bưu chính, viễn thông ngày càng được mở rộng, đến năm 2008 đã có 100% số xã, thị trấn có điện thoại cố định, bình quân 10 máy/100 dân, cuối năm 2009 đã có 100% số xã được phủ sóng di động; tỷ lệ hộ xem truyền hình đạt 90%, được nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%. ........Công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết việc làm có chuyển biến tiến bộ. Thông qua các chương trình đầu tư đã hỗ trợ cho các hộ nghèo vay hơn 15 tỷ đồng, giải quyết việc làm mỗi năm 350 lao động, đến nay không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,65% (năm 2005 là 34,48%).
( những con đường mới đang từng bước làm thay đổi diện mạo của thị trấn nơi biên cương này)
........Những thành tựu nêu trên là kết quả phấn đấu vươn lên mạnh mẽ của cán bộ, đảng viên và nhân dân Tràng Định, trong đó có sự đóng góp to lớn của lực lượng thanh niên. Đây là nhân tố quan trọng tác động tích cực đến NTCT của thanh niên hiện nay. Kinh tế - xã hội địa phương ngày một phát triển, đồng nghĩa với điều kiện sống, học tập và lao động của thanh niên cũng ngày càng được nâng cao; thanh niên có đầy đủ điều kiện vật chất và tinh thần để phát triển, cống hiến, sáng tạo... Thanh niên tin tưởng hơn vào đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, hăng hái, gương mẫu trong lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ công dân, khắc phục dần những khó khăn, hạn chế yếu kém. Đặc biệt hơn cả, thanh niên ngày càng tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta và quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, vững mạnh.
Tác giả Tống Ngọc Hào - Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình dân dụng Tỉnh Lạng Sơn Nông Thị Hương - Văn phòng Huyện Ủy Tràng Định
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TRÀNG ĐỊNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn hoặc viết (ST). * Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự. * Tránh spam nhảm những chủ đề không liên quan. * Bấm nút A/a bên góc phải nếu gặp vấn đề khi chèn hình vui. * Nếu thấy bài viết hay, hãy bấm nút để khích lệ người viết.