| Tiêu đề:
Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn. Đại học FPT- những câu chuyện đáng buồn. Hiện nay dư luận xã hội đặt biệt là trên Internet đang xôn xao bàn tán về Đại Học FPT một đại học luôn làm cho người ta ngạc nhiên về cách làm… vượt rào, cách phát biểu… gây shock, cách quản bá tuyển sinh(PR)… như một món hàng rẻ tiền, và cách tạo ra một văn hóa fpt phản cảm trong dư luận ... thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng như các Học sinh, Sinh viên… Đại học FPT là một con sâu làm rầu nồi canh trong hệ thống giáo dục VN (theo baoblog.net) Post tất cả để mọi người xem Sự thật đại học FPT Những năm gần đây, xã hội đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác với sự ra đời của Đại học FPT, từ chỗ bị xem là một sự nổi loạn khỏi các quy tắc truyền thống của Bộ Giáo dục & Đào tạo đến chỗ được xem là nhà tiên phong trong nỗ lực giành quyền tự chủ từ Bộ Giáo dục & Đào tạo già cỗi. Nhưng liệu ngoài những xì-căng-đan gây tiếng vang trong dư luận, Đại học FPT có thực sự mang lại chất lượng mong muốn với mức học phí cao ngất ngưỡng của mình hay không? Sự thực cho thấy, xì-căng-đan là một hình thức tiếp thị của FPT nói chung và của Đại học FPT nói riêng như lời các lãnh đạo FPT thường nói “Tiếng lành đồn xa, nhưng tiếng xấu còn đồn xa hơn.” Hình ảnh những sinh viên FPT chạy lông nhông trên sân khấu mặc khố, hở khu trong ngày truyền thống của FPT trong năm 2007 đã khiến dư luận xã hội lên án gây gắt, nhưng cũng khiến cho xã hội dần biết nhiều đến Đại học FPT vốn ra đời chưa được bao lâu ở thời điểm đó. Những thứ đó đã là truyền thống có từ lâu ở công ty FPT, dù xấu hay tốt cũng là văn hóa, mà văn hóa thì rất khó tẩy, chưa nói là chẳng ai muốn tẩy mà còn muốn phát huy. Chỉ nguy hiểm là một bộ phận sinh viên và giới trẻ Việt Nam bắt đầu cho đó là “độc đáo” là “có cá tính”, và ngấm ngầm hưởng ứng cái thứ văn hóa đó của Đại học FPT. Nhiều người lại nói dù gì thì chất lượng đào tạo ở FPT vẫn tốt với cơ chế đảm bảo việc làm khi ra trường rất thức thời. Sau bốn năm đào tạo và cho ra trường khóa đầu tiên ở Sài Gòn và Hà Nội trong năm 2010, hầu hết các sinh viên FPT đều được bao tiêu nhưng không phải với mức lương 500 USD hàng tháng mà FPT đã hứa trước đây khi lý giải học phí Đại học FPT cao vì để đảm bảo chuyện bao tiêu sau này. Thay vào đó có nhiều sinh viên tốt nghiệp FPT nhận được mức lương chưa đến hai triệu đồng. Một sinh viên tên Hiếu ở Đống Đa - Hà Nội mếu máo: "Nhà em cũng không phải là giàu lắm, nhưng bố mẹ vẫn đầu tư hết tiền của để em đi học FPT vì họ đảm bảo ra trường có việc làm với mức lương cao, bố mẹ cũng an tâm cho mình. Giờ ra trường lương chỉ có hai triệu đồng, hỏi vì sao thì họ nói năng lực chỉ đến vậy thì họ trả vậy." Ngẫm ra cũng có lý, nếu năng lực thấp có học trường trời cũng đừng mơ hưởng lương cao, chưa nói là ở Đại học thực dụng kiểu FPT. Đó là chưa kể với quy mô hơn 2.000 sinh viên một năm và vẫn đang cố tăng thêm, thử hỏi công ty FPT và ngân hàng Tiên Phong (chủ yếu buôn địa ốc) lại cần tuyển nhiều Kỹ sư Phần mềm và Cử nhân Ngân hàng đến thế trong từng năm, mà bộ chỉ tuyển từ Đại học FPT còn bỏ qua các nguồn sinh viên ưu tú khác từ các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia, Học viện Ngân hàng? Tổng số nhân viên của công ty FPT cũng mới 13.000 người. Thử làm một phép tính nhẩm đơn giản cũng biết là chuyện lừa. Vậy cái truyền thuyết về đào tạo chất lượng cao của FPT đến từ đâu. Phải chăng là từ quảng cáo và từ PR? Ví dụ, "nơi học thuận tiện cho việc đi lại" mà toàn ở những nơi xa xôi, phải đi xe qua những xa lộ tử thần mới đến những chỗ Đại học FPT đang thuê tạm ở Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẵng? Hay "Mỗi sinh viên miễn phí một laptop" là một trò tiếp thị mà Hiệu trưởng Lê Trường Tùng học lại từ mấy anh Ấn độ cà ri Aptech, bán laptop rẻ tiền bằng cách rút từ thu học phí cao? Hay "chương trình theo chuẩn chất lượng của MIT hay Wharton" dù chưa bao giờ thấy Đại học FPT có một ký kết hợp tác chính thức nào với MIT hay Wharton ngoài việc cán bộ Đại học FPT vác cặp đi thăm quan hay dự hội nghị ở các trường đó? Hay "học tiếng Anh nguyên năm đầu với người nước ngoài" là với người Phi (Phi-líp-pin) mà FPT trả lương giá rẻ để tiết kiệm chi phí, không biết sinh viên ra trường rồi sẽ nói tiếng Anh kiểu gì? Chung quy có lẽ tất cả đều nằm trong bài toán kinh tế kinh doanh đại học của công ty FPT. Bài toán kinh doanh đó, tuy vậy, lại rất có logic. Học phí cao từ 2.000 đến 2.500 USD mỗi năm nên chắc hẳn chương trình xem ra phải là chất lượng cao. Nếu cần lý giải thì do mô hình bao tiêu "Tuyển sinh - Tuyển dụng" khi ra trường với "lương trung bình 500 USD một tháng". Nhưng sinh viên lại không cần phải trả học phí nhiều đến vậy mà có thể được cho không một số học bổng dù không có thành tích gì, hoặc có thể vay đến 90% học phí qua ngân hàng Tiên Phong, tự động trở thành con nợ dài hạn của FPT. Ngân hàng Tiên Phong không phải cất công đi tìm người vay tiền. Nếu đã nợ tiền thì ra trường lương có dưới hai triệu đồng cũng chẳng dám lên tiếng. Mà nếu chỉ với mức lương như vậy thì làm sao để trả cái nợ học phí đang có với FPT theo tính toán ban đầu. Không rõ FPT còn đi câu đâu về một số sinh viên có giải toàn quốc bằng cách cho không học bổng, thế là có tiếng trường có nhiều sinh viên giỏi. Nói vậy sao không kể đến quá nửa sinh viên mà FPT tuyển vào hàng năm là dự bị đại học, thi trượt đại học nên vào đó nằm chờ tránh nghĩa vụ quân sự. Chính hàng trăm sinh viên dự bị đại học này mới trả học phí cho một vài sinh viên giỏi để tạo tiếng vang cho FPT, và chính hàng trăm sinh viên dự bị đại học này mới là nguồn thu chính cho bài toán kinh tế của Đại học FPT. Sau khi đã thành công lớn trên thương trường, vị Chủ tịch FPT đang hướng đến việc lưu danh sử sách. Chỉ giàu không thôi có lẽ người sau rồi cũng quên nên cần để lại một di sản. Mục tiêu nội bộ đến năm 2015 Đại học FPT có 100.000 sinh viên nghe như không tưởng, nhưng nếu làm được thì đúng là cả một thế hệ. Một thế hệ được truyền thụ để thấm nhuần cái văn hóa "Sờ ti cô" tục tỉu với các bài quốc ca và thánh ca nhại lại của FPT như "Đoàn FPT một lòng ra đi,... thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền..." hay "ai ngờ kháng chiến thành công", "may mà kháng chiến thành công" mang đầy màu sắc phản cách mạng và phản động. Bản thân cách viết tắt chữ Đại học FPT trong trường cũng đã nói lên cái thứ văn hóa đồi trụy và phản động đó: thay vì viết tắt FPTU thì lại viết là FU, ai cũng hiểu là "f**k U". Ngày xưa có "kiêu binh họ Trịnh", ngày nay có "kiêu binh họ Trương", vậy và nhiều bạn trẻ vẫn đâm đầu gia nhập vào hàng ngũ này. Nguồn: Đại Học Bình Dương
| |